Là 2 mô hình kinh doanh khác nhau nhưng nhượng quyền thương mại với đại lý đôi khi vẫn bị nhầm lẫn là 1. Vậy nên cùng tìm hiểu cách phân biệt nhé!
1. Khái niệm
1.1 Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là việc mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện do bên nhượng quyền quy định gắn liền với các quyền sở hữu trí tuệ mà bên nhượng quyền có.
1.2 Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại mà bên giao đại lý và bên đại lý thỏa thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
2. Cách phân biệt nhượng quyền thương mại với đại lý thương mại
2.1 Trách nhiệm các bên
2.1.1 Nhượng quyền thương mại
Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực nhưng bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền vẫn là hai chủ thể độc lập, bên nhận nhượng quyền phải tự chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm.
2.1.2 Đại lý thương mại
Bên giao đại lý vẫn là chủ của hàng hóa nên chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng hàng hóa đạt yêu cầu khi giao cho bên nhận đại lý. Trường hợp hàng hóa có vấn đề hoặc bên nhận đại lý không bán được thì bên giao đại lý phải có trách nhiệm.
2.2 Tổ chức kinh doanh
2.2.1 Nhượng quyền thương mại
Vận hành theo mô hình của thương hiệu nhượng quyền, chịu sự giám sát và hướng dẫn của thương hiệu.
2.2.2 Đại lý thương mại
Có quyền chủ động, tự quyết định trong việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ mà không cần thông qua sự đồng ý của bên giao đại lý.
2.3 Chi phí
2.1.1 Nhượng quyền thương mại
Bên thương hiệu nhượng quyền nhận được khoản phí do bên nhận nhượng quyền chi trả như trong hợp đồng, hình thức 2 loại chi phí là phí trả trước và phí thường xuyên trên cơ sở tổng doanh thu để duy trì quyền thương mại.
2.1.2 Đại lý thương mại
Bên nhận đại lý được nhận thù lao khi làm đại lý do bên giao đại lý chi trả thông qua một trong các hình thức như hưởng hoa hồng, hưởng chênh lệch giá, hoặc một khoản tiền cụ thể được quy định trong hợp đồng làm đại lý.
3. Ưu – nhược điểm của nhượng quyền thương mại với đại lý thương mại
3.1 Nhượng quyền thương mại
3.1.1 Ưu điểm
– Bên nhượng quyền có cơ hội mở rộng quy mô kinh doanh tại các thị trường mới, có thêm nguồn thu từ việc nhượng quyền thương mại.
– Bên nhận nhượng quyền không cần mất quá nhiều thời gian hay chi phí để xây dựng thương hiệu từ đầu, nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ về sản phẩm, hệ thống hoạt động từ bên nhượng quyền.
3.1.2 Nhược điểm
– Bên nhượng quyền khó kiểm soát được chất lượng hàng hóa, dịch vụ nếu có quá nhiều bên nhận nhượng quyền, khi xảy ra bất đồng với bên nhận nhượng quyền
3.2 Đại lý thương mại
3.2.1 Ưu điểm
– Tự do trong việc xây dựng mô hình kinh doanh theo ý muốn.
– Không lo chịu thua lỗ khi không bán được hàng hóa do được bên giao đại lý nhận lại hàng tồn.
3.2.2 Nhược điểm
– Không nhận được sự hỗ trợ của bên giao đại lý trong hoạt động kinh doanh.
– Khó tiếp cận với nguồn khách hàng nếu có quá nhiều đại lý cạnh tranh.
Mong rằng với những thông tin trên sẽ hữu ích để bạn đã có cách phân biệt nhượng quyền thương mại và đại lý. Nếu còn gì thắc mắc bạn hãy bình luận để chúng tôi giải đáp ngay nhé!