Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh phát triển ở nước ta. Cùng xem thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu trong bài viết này nhé!
Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu cần hồ sơ gì?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị đăng ký nhượng quyền bao gồm:
– Bản giới thiệu nhượng quyền quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
– Đơn đăng ký nhượng quyền;
– Tờ khai đăng ký chuyển nhượng theo mẫu;
– Hợp đồng nhượng quyền;
– Báo cáo hoạt động nhượng quyền định kỳ hàng năm cho Sở Công thương;
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Văn bằng bảo hộ công nghiệp ở Việt Nam hoặc nước ngoài;
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài;
– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ;
2. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
Căn cứ Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định nội dung trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam bao gồm các nội dung chính là:
– Nội dung của quyền thương mại: thông tin các bên, điều khoản về phạm vi nhượng quyền, điều cấm, phạt vi phạm,…
– Quyền, nghĩa vụ của bên thương hiệu nhượng quyền, bên nhận nhượng quyền.
– Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và phương thức thanh toán.
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
– Gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp
3. Thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu
3.1 Đăng ký nhượng quyền
Căn cứ Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gồm các bước
3.1.1 Nộp hồ sơ
Thương hiệu nhượng quyền nộp hồ sở đăng ký nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điều 18 của Nghị định này;
3.1.2 Xem xét hồ sơ
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho bên đăng ký trong 05 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ hợp lệ.
Nếu hồ sơ chưa đủ, cơ quan nhà nước thông báo cho bên thương hiệu nhượng quyền bổ sung trong 02 ngày làm việc. Hết thời hạn, cơ quan từ chối đăng ký và thông báo lý do cho bên thương hiệu nhượng quyền.
Xem thêm : Mẫu ủy quyền sử dụng nhãn hiệu – 6 điều bắt buộc phải có
3.2 Xóa đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu
Căn cứ Điều 22 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại của thương nhân bị xóa trong những trường hợp sau đây:
– Thương nhân kinh doanh nhượng quyền ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;
– Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
– Cơ quan thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền có trách nhiệm công bố công khai việc xóa đăng ký này.
4. Lệ phí đăng ký nhượng quyền thương hiệu tại cơ quan Nhà nước
Pháp luật Việt Nam quy định mức phí khi đăng ký nhượng quyền bao gồm:
4.1 Phí thẩm định hợp đồng chuyển nhượng quyền
230.000 đồng/đối tượng
4.2 Phí công bố Quyết định chuyển nhượng nhãn hiệu
120.000 đồng
4.3 Phí đăng bạ Quyết định chuyển nhượng quyền nhãn hiệu
120.000 đồng
4.4 Phí thẩm định đơn cho trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận
550.000 đồng/đối tượng
4.5 Phí tra cứu nhãn hiệu liên kể
600.000 đồng/đối tượng
5. Các lưu ý khi nhượng quyền thương hiệu
5.1 Thông tin thương hiệu
Đơn vị nhượng quyền cần nắm rõ thông tin của thương hiệu nhượng quyền như tình hình kinh doanh, thông tin thương hiệu trên thị trường, tốc độ phát triển,… để so sánh thương hiệu muốn nhượng quyền với các thương hiệu khác kinh doanh cùng ngành nghề.
5.2 Tiền năng phát triển
Nghiên cứu khả năng phát triển của thương hiệu nhượng quyền trên thị trường trong tương lai, khả năng kinh doanh của mình có phù hợp với thương hiệu muốn nhượng quyền không, sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu chiếm vị trí khách hàng như thế nào.
5.3 Cẩn trọng khi ký kết hợp đồng
Xem xét hồ sơ nhượng quyền do bên thương hiệu nhượng quyền về các quy định khi hợp tác như: địa điểm kinh doanh, các khoản đầu tư, đào tạo nhân viên, công thức sản phẩm, hỗ trợ đơn vị,… có đúng mong muốn và quy định của pháp luật Việt Nam.
Nắm rõ cam kết giữa bên thương hiệu nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, ghi rõ cam kết vào hợp đồng nhượng quyền và mức phạt vi phạm nếu có.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp đến bạn những thông tin hữu ích về hồ sơ, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, bạn đừng ngại mà bình luận ngay để chúng tôi được kịp thời giải đáp nhé!