Mô hình kinh doanh nhượng quyền được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì, có đặc điểm nào? Xem ngay bài viết nhé!
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định nhượng quyền thương hiệu là hoạt động thương mại, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện:
– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết, khẩu hiệu, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền điều hành công việc kinh doanh.
Đặc điểm khi nhượng quyền thương hiệu là gì?
Ưu điểm
Giảm thiểu rủi ro kinh doanh:
Thương hiệu nhượng quyền đã có danh tiếng, lòng tin của khách hàng nên bên nhận nhượng quyền không cần xây dựng thương hiệu từ đầu mà chỉ tập trung vào quá trình kinh doanh để thu được lợi nhuận.
Chất lượng dịch vụ được đảm bảo
Nhằm tên tuổi của thương hiệu trên thị trường luôn đẹp nên các thương hiệu nhượng quyền thường giám sát chặt chẽ chất lượng hàng hóa, dịch vụ của bên nhận nhượng quyền.
Quy trình kinh doanh được hệ thống hóa
Thương hiệu nhượng quyền áp dụng quy trình hoạt động, vận hành, duy trì cần được thiết lập theo hệ thống chặt chẽ, được tối ưu hóa xuống bên nhận nhượng quyền nên hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Sự hỗ trợ từ thương hiệu
Để mở rộng tên thương hiệu trên thị trường ở nhiều khu vực, thương hiệu nhượng quyền thường thu hút đối tác bằng cách hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề pháp lý, kinh doanh, quảng cáo, đào tạo nhân viên,… đến bên nhận nhượng quyền.
Xem thêm : Mua bán nhãn hiệu tại Việt Nam: 5 quá trình cơ bản
Nhược điểm
Không sở hữu hoàn toàn thương hiệu
Do chỉ là bên nhận nhượng quyền lại thương hiệu nên không thể hoàn toàn sở hữu thương hiệu này. Vì vậy, nếu việc kinh doanh không đáp ứng những yêu cầu mà thương hiệu nhượng quyền đưa ra thì nguy cơ bị mất hợp đồng rất cao.
Rủi ro kinh doanh
Việc kinh doanh của bên nhận nhượng quyền bị phụ thuộc vào thương hiệu nhượng quyền nên nếu thương hiệu gặp vấn đề tài chính, danh tiếng thì bên nhận nhượng quyền cũng bị ảnh hưởng.
Cạnh tranh cùng thương hiệu
Do thương hiệu nhượng quyền cho nhiều bên nhận nhượng quyền khác nhau ở những vị trí có thể gần nhau nên việc cạnh tranh lẫn nhau dễ xảy ra.
Thiếu sáng tạo
Bên nhận nhượng quyền thường được thương hiệu nhượng quyền cung cấp, hướng dẫn về sản phẩm, quy trình vận hành, cách thức quản lý,… Việc này vừa có lợi nhưng cũng vừa có hại vì dễ dẫn đến tình trạng rập khuôn, thiếu mới lạ cho tất cả các bên nhận nhượng quyền.
Các mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì?
Nhượng quyền kinh doanh toàn diện
Bên nhận nhượng quyền sẽ có cấu trúc tương tự như thương hiệu nhượng quyền, có quyền sở hữu thương hiệu, được hướng dẫn chi tiết về hệ thống vận hành kinh doanh, công nghệ sản xuất sản phẩm, quản lý sản phẩm, đào tạo nhân viên,… từ thương hiệu nhượng quyền.
Nhượng quyền kinh doanh không toàn diện
Đây là mô hình nhượng quyền không hoàn toàn thương hiệu như mô hình trên mà thương hiệu nhượng quyền chỉ nhượng quyền 1 mảng nào đó như công thức sản phẩm, hình ảnh thương hiệu,… Thương hiệu nhượng quyền không giám sát và can thiệp quá nhiều trong khâu vận hành, sản xuất nên bên nhận nhượng quyền có sự chủ động hơn trong kinh doanh.
Nhượng quyền có tham gia quản lý
Với mô hình này, bên cạnh việc cung cấp sản phẩm và thương hiệu cho cho bên nhận nhượng quyền thì thương hiệu nhượng quyền còn cung cấp người quản lý và điều hành để giám sát, vận hành kinh doanh.
Tuy nhiên, người quản lý không tham gia quá nhiều vào hoạt động kinh doanh hàng ngày của bên nhận nhượng quyền mà chỉ dựa vào kinh nghiệm, chuyên môn để quản lý các bộ phận, tập trung vào phát triển kinh doanh và giám sát toàn diện.
Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn
Với mô hình này, thương hiệu nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn với tỉ lệ nhỏ dưới dạng liên doanh để trực tiếp tham gia kiểm soát hệ thống đơn vị nhượng quyền. Vì vậy, thương hiệu nhượng quyền có thể tham gia vào Hội đồng quản trị tìm hiểu thêm thị trường mới, có tiếng nói trong việc điều hành kinh doanh của bên nhận nhượng quyền.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vấn đề nhượng quyền thương hiệu trong kinh doanh. Nếu có thông tin nào thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận để chúng tôi giải đáp nhanh chóng nhé!