Lượt xem: 95
Nhãn hiệu chưa được bảo hộ sẽ khiến bạn gặp rủi ro lớn như bị mất quyền sử dụng nhãn hiệu hoặc dính vào các tranh chấp tốn kém. Việc bảo vệ nhãn hiệu không chỉ là nhu cầu, mà còn là một chiến lược thiết yếu để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và an toàn pháp lý cho doanh nghiệp. Mark Dealer sẽ cùng bạn tìm hiểu lý do và bài học từ những vụ việc nổi tiếng để tránh sai lầm tương tự!
3 Rủi ro khi kinh doanh dưới tên nhãn hiệu chưa được bảo hộ!
1. Mất quyền sử dụng nhãn hiệu ngay cả khi bạn là người sử dụng đầu tiên.
Tại Việt Nam, quyền sở hữu nhãn hiệu được xác lập theo nguyên tắc đăng ký trước (First-to-File), nghĩa là người nộp đơn đăng ký trước sẽ được pháp luật công nhận là chủ sở hữu, bất kể họ có phải là người sử dụng đầu tiên hay không. Nếu bạn chậm đăng ký, nhãn hiệu bạn đang sử dụng có thể bị người khác đăng ký trước, dẫn đến việc bạn mất quyền sử dụng hoặc phải trả phí để tiếp tục sử dụng.
2. Đối mặt với các vụ kiện đòi bồi thường hoặc bị cấm kinh doanh dưới tên nhãn hiệu đó.
Nếu bạn không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dù bạn là người sử dụng đầu tiên, người khác vẫn có thể đăng ký trước và trở thành chủ sở hữu hợp pháp. Khi đó, bạn có thể đối mặt với nguy cơ bị kiện, đòi bồi thường, hoặc thậm chí bị cấm kinh doanh dưới tên nhãn hiệu mà mình đã xây dựng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến danh tiếng mà còn gây thiệt hại lớn về tài chính.
3. Mất lòng tin từ khách hàng và đối tác
Khi nhãn hiệu không được bảo hộ, nguy cơ bị sao chép hoặc giả mạo tăng cao. Điều này không chỉ gây nhầm lẫn cho khách hàng mà còn làm giảm uy tín của bạn trên thị trường. Các đối tác cũng có thể lo ngại về rủi ro pháp lý khi hợp tác với một thương hiệu chưa được bảo vệ đầy đủ.
2 Case study từ Yody và Cocoon – Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt ?
Rủi ro do không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
2. Những Vụ Việc Tranh Chấp, Xâm Phạm Quyền Sở Hữu Trí Tuệ Nổi Tiếng
Thời gian qua, đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ các thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam như: Tranh chấp nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên tại Mỹ, bản quyền tác giả đối với truyện tranh “Thần đồng đất Việt”, tên thương hiệu “Phở Thìn Lò Đúc”, mất chỉ dẫn địa lý café Buôn Ma Thuột ở Trung Quốc, thương hiệu gạo ST25 đứng trước nguy cơ bị “cướp” nhãn hiệu tại Mỹ… Từ thực tế này, anh Mai Xuân Quang, Công ty TNHH Quang Long cho rằng, các doanh nghiệp cần chủ động đăng ký bản quyền, bảo hộ, nhãn hiệu ngay từ khi bắt đầu kinh doanh:
“Việc không đăng ký bảo hộ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đặc biệt là khi doanh nghiệp đang muốn phát triển chuỗi hệ thống, mà rủi ro lớn nhất chính là bị đối thủ cướp mất thương hiệu của chính mình”, anh Mai Xuân Quang nói.
3. Bài Học Rút Ra
3.1 Ưu tiên bảo hộ nhãn hiệu trước khi kinh doanh
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu giúp bạn:
- Đảm bảo quyền lợi pháp lý: Không ai có thể sử dụng hoặc chiếm đoạt nhãn hiệu của bạn.
- Tăng giá trị thương hiệu: Một nhãn hiệu đã bảo hộ thường dễ tạo niềm tin và thu hút khách hàng hơn.
3.2 Đầu tư vào tư vấn pháp lý
Hãy tìm đến các chuyên gia hoặc đơn vị uy tín như Mark Dealer để nhận tư vấn và hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu một cách hiệu quả.
3.3 Học hỏi từ các vụ tranh chấp
- Tránh các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Đảm bảo mọi yếu tố pháp lý khi mở rộng thương hiệu hoặc hợp tác kinh doanh.
Danh sách việc cần làm:
Theo dõi và gia hạn nhãn hiệu định kỳ.
Tra cứu nhãn hiệu trước khi sử dụng.
Hoàn tất thủ tục bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Hướng Dẫn Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam
Giải pháp sở hữu nhãn hiệu trong vòng 24h cùng Mark Dealer
Mark Dealer – Sàn giao dịch tài sản trí tuệ trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, sở hữu hơn 200 nhãn hiệu đã cấp văn bằng, đa dạng nhóm ngành, chuyển nhượng quyền sử dụng trong vòng 24 giờ , giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và đảm bảo quy trình chính xác theo luật hiện hành.
Xem thêm về dịch vụ của chúng tôi tại: markdealer.com