Lượt xem: 88
Đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ có được xem là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu không? Tên công ty và nhãn hiệu là hai yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu và vận hành doanh nghiệp. Hãy cùng Mark Dealer tìm hiểu kỹ lưỡng trong bài viết này.
1. Làm Sao Để Nhận Biết Nhãn Hiệu Đã Được Bảo Hộ?
1.1 Khái niệm nhãn hiệu đã được bảo hộ
Một nhãn hiệu được coi là đã bảo hộ khi:
- Đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
- Được sử dụng hợp pháp trên thị trường với đầy đủ quyền lợi theo pháp luật.
1.2 Công cụ tra cứu nhãn hiệu
Để kiểm tra nhãn hiệu đã được bảo hộ hay chưa, bạn có thể sử dụng:
- Cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam:
Trang web này cho phép tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam. - Công cụ tìm kiếm WIPO (Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới):
Dành cho các nhãn hiệu quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam.
Hướng dẫn tra cứu cơ bản:
- Truy cập vào IP Platform của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam hoặc theo đường link http://wipopublish.ipvietnam.gov.vn
- Nhập từ khóa liên quan đến nhãn hiệu.
- Xem kết quả hiển thị, bao gồm thông tin về chủ sở hữu, ngày cấp và phạm vi bảo hộ.
![Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ? 1 Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?](https://markdealer.com/wp-content/uploads/2024/11/ho-so-dang-ky-so-huu-tri-tue.jpeg)
Những vấn đề pháp lý cần lưu ý khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
2. Có Được Đăng Ký Tên Công Ty Trùng Với Nhãn Hiệu Đã Được Bảo Hộ?
Khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định như sau:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hoá, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hoá, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Theo đó, việc sử nhãn hiệu trùng/tương tự được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ/hàng hoá dịch vụ tương tự mà không được sự cho phép của chủ sở hữu được coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, việc đặt tên công ty có chứa các dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký là hành vi vi phạm pháp luật.
![Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ? 2 Có được đăng ký tên công ty trùng với nhãn hiệu đã được bảo hộ?](https://markdealer.com/wp-content/uploads/2024/11/nhan-hieu-1024x609.jpeg)
Cũng theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định rõ hơn như sau:
1. Không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tham khảo các nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã đăng ký và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp.
Tuy nhiên, việc đăng ký tên doanh nghiệp và đăng ký nhãn hiệu là hai thủ tục hành chính khác nhau. Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính có thẩm quyền xét duyệt việc đăng ký và thay đổi tên doanh nghiệp. Còn Cục Sở hữu trí tuệ xét duyệt hồ sơ và cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trường hợp cá nhân, tổ chức đăng ký tên công ty trùng hoặc tương tự với tên nhãn hiệu đã được cấp văn bằng thì vẫn được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận bình thường. Bởi lẻ Phòng Đăng ký kinh doanh không quản lý và không có thông tin về nhãn hiệu đã được cấp văn bằng, vì vậy sẽ không có sự đối chiếu và phát hiện ra hành vi vi phạm.
Giảp pháp sở hữu nhãn hiệu trong vòng 24h cùng Mark Dealer
Mark Dealer – Sàn giao dịch tài sản trí tuệ trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam, sở hữu hơn 200 nhãn hiệu đã cấp văn bằng, đa dạng nhóm ngành, chuyển nhượng quyền sử dụng trong vòng 24 giờ , giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và đảm bảo quy trình chính xác theo luật hiện hành.
Xem thêm về dịch vụ của chúng tôi tại: markdealer.com
Kết luận
Như vậy, doanh nghiệp nên chủ động tham khảo tên nhãn hiệu đã được bảo hộ trước khi đặt tên doanh nghiệp để không bị trùng