Lượt xem: 51
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là quyền tác giả, không chỉ là cách để khẳng định giá trị sáng tạo mà còn giúp tránh các rủi ro pháp lý. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về quy trình đăng ký bản quyền tác giả tại Việt Nam, từ khái niệm cơ bản đến các bước thực hiện cụ thể.
Quy trình đăng ký bảo hộ bản quyền tác phẩm viết
Hồ sơ đăng ký bản quyền cần được chuẩn bị kỹ lưỡng để đảm bảo quá trình xét duyệt diễn ra nhanh chóng. Theo quy định tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP của Chính phủ, hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả: Điền đầy đủ thông tin về tác giả, chủ sở hữu quyền và tác phẩm.
- Bản sao tác phẩm: Có thể là bản in giấy hoặc bản mềm (file điện tử).
- Giấy tờ chứng minh nhân thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu của tác giả.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu (nếu có): Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả hoặc giấy tờ khác liên quan.
Thời gian để bảo hộ bản quyền tác phẩm viết: 5-10 ngày.
Tài liệu cần thiết để bảo hộ bản quyền tác phẩm viết:
– Giấy ủy quyền
– Bản mô tả tác phẩm viết
– Tuyên bố sở hữu bản quyền tác phẩm viết
– Giấy cam đoan
– Giấy phép đăng ký kinh doanh (trong trường hợp bên đăng ký bản quyền tác phẩm viết là pháp nhân)
– Chứng minh thư (trong trường hợp cá nhân đăng ký bản quyền tác phẩm viết)
Đối tượng được bảo hộ dưới dạng tác phẩm viết có thể đơn ở đây gồm: truyện ngắn, bài báo, bài viết… Cơ quan chức năng có quyền cấp bảo hộ bản quyền tác phẩm viết là Cục bản quyền tác giả (COV).
Thời gian để bảo hộ bản quyền tác phẩm viết: 5-10 ngày
Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp tại Cục Bản quyền Tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) hoặc qua đường bưu điện. Địa chỉ cụ thể của Cục tại Hà Nội là: Số 33 ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội. Ngoài ra, bạn cũng có thể nộp tại các văn phòng đại diện ở TP.HCM hoặc Đà Nẵng.