Lượt xem: 65
Tiền bản quyền là khoản phí quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trở thành một khái niệm quen thuộc và cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tiền bản quyền là gì, khi nào cần trả tiền bản quyền và liệu khoản tiền này có phải ghi nhận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp hay không. Cùng Mark Dealer tìm hiểu các quy định liên quan đến tiền bản quyền theo pháp luật Việt Nam.
1. Bản quyền là gì?
Bản quyền là quyền pháp lý của cá nhân hoặc tổ chức đối với các tác phẩm do họ sáng tạo ra. Theo pháp luật Việt Nam, bản quyền bao gồm hai nhóm quyền chính:
- Quyền nhân thân: Liên quan đến danh tiếng, tên tác giả và các quyền cá nhân khác.
- Quyền tài sản: Gắn liền với việc khai thác thương mại tác phẩm, bao gồm việc sao chép, phân phối, biểu diễn công khai, và các hoạt động khác.
Việc đăng ký bản quyền không phải là điều kiện bắt buộc để bảo hộ, nhưng là cách hiệu quả để chứng minh quyền sở hữu trong trường hợp có tranh chấp.
Phân biệt 2 khái niệm: Bản quyền và Quyền tác giả!
2. Tiền bản quyền là gì?
Tiền bản quyền được giải thích tại Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, được bổ sung bởi điểm a, b, d khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Tiền bản quyền là khoản tiền trả cho việc sáng tạo hoặc chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan đối với tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, bao gồm cả tiền nhuận bút, tiền thù lao.
3. Sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền khi nào?
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền được quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 như sau:
Theo đó, các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền, phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm:
– Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng có tài trợ, quảng cáo hoặc thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng.
Mức tiền bản quyền và phương thức thanh toán do các bên thỏa thuận; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Tổ chức phát sóng sử dụng tác phẩm đã công bố, tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại để phát sóng không có tài trợ, quảng cáo hoặc không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả kể từ khi sử dụng theo quy định của Chính phủ;
– Trường hợp tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình công bố nhằm mục đích thương mại thì tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình này trong hoạt động kinh doanh, thương mại không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng;
Trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. Chính phủ quy định chi tiết các hoạt động kinh doanh, thương mại quy định tại điểm này.
Việc sử dụng tác phẩm quy định trên không được mâu thuẫn với việc khai thác bình thường tác phẩm và không gây thiệt hại một cách bất hợp lý đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.
4. Tiền bản quyền có phải ghi nhận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp không?
Theo Chuẩn mực kế toán số 14 Ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC quy định như sau:
TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
34. Trong báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải trình bày:
(a) Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch vụ;
(b) Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện:
– Doanh thu bán hàng;
– Doanh thu cung cấp dịch vụ;
– Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
(c) Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động trên.
(d) Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường.
Theo đó, trong báo cáo tài chính về doanh thu và thu nhập khác, doanh nghiệp phải trình bày:
(i) Chính sách kế toán được áp dụng trong việc ghi nhận doanh thu bao gồm phương pháp xác định phần công việc đã hoàn thành của các giao dịch về cung cấp dịch vụ;
(ii) Doanh thu của từng loại giao dịch và sự kiện:
– Doanh thu bán hàng;
– Doanh thu cung cấp dịch vụ;
– Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia.
(iii) Doanh thu từ việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ theo từng loại hoạt động trên.
(iv) Thu nhập khác, trong đó trình bày cụ thể các khoản thu nhập bất thường.
Như vậy, tiền bản quyền phải ghi nhận trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
BẢO VỆ BẢN QUYỀN CÙNG MARK DEALER 📜
🎨 Chúng tôi hiểu rằng mỗi tác phẩm, sáng chế, hay sản phẩm trí tuệ của bạn đều là một giá trị quý giá.
Mark Dealer tự hào là đối tác uy tín cung cấp dịch vụ bảo vệ và giao dịch bản quyền. Chúng tôi giúp bạn đăng ký bản quyền, chuyển nhượng quyền sở hữu, và khai thác giá trị tài sản trí tuệ một cách hiệu quả.
Xem thêm về dịch vụ của chúng tôi tại: markdealer.com
Kết luận
Tiền bản quyền không chỉ là công cụ bảo vệ quyền lợi cho các tác giả mà còn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế sáng tạo. Hiểu rõ quy định pháp luật về bản quyền và tiền bản quyền giúp cá nhân, tổ chức tránh được các rủi ro pháp lý và tối ưu hóa giá trị tài sản trí tuệ.
Nếu bạn cần hỗ trợ về bản quyền hoặc đăng ký quyền tác giả, hãy liên hệ ngay với Mark Dealer. Chúng tôi cam kết cung cấp giải pháp chuyên nghiệp và đáng tin cậy để bảo vệ tài sản trí tuệ của bạn.