Các Yếu Tố Quan Trọng Khi Lựa Chọn Nhãn Hiệu Cho Sản Phẩm

Nhãn hiệu không chỉ là một biểu tượng để phân biệt sản phẩm mà còn là tài sản vô hình quý giá của doanh nghiệp. Việc lựa chọn nhãn hiệu phù hợp giúp sản phẩm của bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh, đồng thời bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IP) cho doanh nghiệp. Theo báo cáo từ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), số lượng đăng ký toàn cầu đã tăng 5.9% trong năm 2022, cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển nhãn hiệu trong nền kinh tế số.

Mark Dealer hiểu rằng việc lựa chọn nhãn hiệu đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu bạn đang chuẩn bị cho ra mắt sản phẩm mới hoặc muốn bảo vệ thương hiệu của mình, việc hiểu rõ các yếu tố quan trọng khi lựa chọn nhãn hiệu sẽ giúp bạn xây dựng một chiến lược kinh doanh vững mạnh.

Tầm quan trọng của tên nhãn hiệu trong định vị sản phẩm

Là một trong những yếu tố góp phần giúp khách hàng định dạng và phân biệt được một mặt hàng này đối với một hoặc nhiều loại mặt hàng tương tự khác trên thị trường. Công việc đầu tiên khi tiến hành xây dựng tên nhãn hiệu rất cần sự lựa chọn cẩn trọng, thời gian đầu tư ý tưởng hợp lý. Tên nhãn hiệu hiệu quả là ý nghĩa của tên gọi được lưu trữ trong trí nhớ của người tiêu dùng một cách dễ dàng.

Ví dụ khi nhắc đến Iphone người ta nghĩ ngay đến Công ty Apple (Hoa Kỳ) . Ấn tượng đầu tiên khi người tiêu dùng tìm hiểu về sản phẩm là ở tên gọi, nhiều khi rất đơn giản nhưng lại rất dễ nhớViệc thành công của một sản phẩm là thành quả đúc kết từ nhiều yếu tố khác nhau như giá thành, kiểu dáng, công dụng, độ bền…

Định vị cho sản phẩm trong kinh doanh là điều tất yếu
Định vị cho sản phẩm trong kinh doanh là điều tất yếu

Không thể phủ nhận nhãn hiệu là một trong những phạm trù quan trọng giúp kết nối người tiêu dùng với hàng hoá sản phẩm và, gắn liền với sự thành công của hàng hoá. Để gặt hái được những thành công mà nhãn hiệu hàng hóa mang lại, người phụ trách thiết kế sẽ cần đầu tư nhiều về thời gian, chi phí, trí tuệ… vào việc nghiên cứu.

Xem thêm : Nhãn hiệu là gì ?

Thực chất tên nhãn hiệu không nhất thiết phải gắn liền với đặc trưng của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như tên địa danh ( Vietnam Airlines, Bánh canh Trảng Bàng,…), hình ảnh động vật (xà bông Dove, dòng xe ô tô Jaguar, trình duyệt Firefox với hình ảnh con cáo đỏ…), hình ảnh con người (cá hộp Ba cô gái, xà bông Cô ba,…). Trong một số trường hợp, doanh nghiệp đã tạo sự ấn tượng bằng việc lấy ngay tên thương mại của mình làm nhãn hiệu cho chính sản phẩm họ giới thiệu (sản phẩm điện tử LG, điện thoại Samsung…).

Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Việc đăng ký nhãn hiệu giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của bạn, ngăn chặn đối thủ cạnh tranh hoặc các bên thứ ba sử dụng trái phép.

Tạo giá trị thương hiệu

Không chỉ là công cụ pháp lý mà còn là yếu tố giúp tạo dựng giá trị thương hiệu. Một nhãn hiệu mạnh mẽ và dễ nhận diện sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường lòng trung thành từ khách hàng và tạo ra giá trị tài sản lớn trong tương lai.

Các Yếu Tố Quan Trọng Khi Lựa Chọn Nhãn Hiệu Cho Sản Phẩm
Các Yếu Tố Quan Trọng Khi Lựa Chọn Nhãn Hiệu Cho Sản Phẩm

Mở rộng quyền sỡ hữu

Khi sản phẩm của bạn thành công, bạn có thể mở rộng quyền sở hữu của nhãn hiệu sang các thị trường mới hoặc các sản phẩm, dịch vụ khác. Điều này giúp tăng giá trị thương hiệu và mở rộng phạm vi bảo vệ.

Luật sở hữu trí tuệ

Việt Nam

Theo Nghị định 105/2006/NĐ-CP và các nghị định sửa đổi bổ sung, nhãn hiệu được bảo hộ khi đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Việc bảo hộ nhãn hiệu kéo dài 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Ngoài ra, Nghị định 99/2013/NĐ-CP cũng quy định chi tiết các biện pháp xử lý vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm các hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Quốc tế

Theo WIPO, các quốc gia thành viên của Hiệp ước Madrid có thể bảo hộ nhãn hiệu tại hơn 120 quốc gia thông qua một thủ tục đăng ký duy nhất. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng ra thị trường quốc tế.

Hướng dẫn đăng ký sở hữu trí tuệ tại Việt Nam

Chuẩn Bị Hồ Sơ: Đơn đăng ký, bản sao giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp và mô tả.

Nộp Đơn: Nộp đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua hệ thống đăng ký trực tuyến.

Thẩm Định Hình Thức: Đơn sẽ được thẩm định về hình thức trong vòng 1-2 tháng.

Thẩm Định Nội Dung: Sau khi đạt yêu cầu về hình thức, đơn sẽ được thẩm định nội dung trong khoảng 12 tháng.

Cấp Giấy Chứng Nhận: Nếu đơn hợp lệ, nhãn hiệu sẽ được cấp giấy chứng nhận bảo hộ trong vòng 1-2 tháng sau khi thẩm định.

Xem thêm : Hướng Dẫn Quy Trình Đăng Ký Nhãn Hiệu Tại Việt Nam

Kết luận

Việc lựa chọn nhãn hiệu phù hợp không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi pháp lý mà còn đóng góp quan trọng vào sự phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Nhãn hiệu mạnh không chỉ tạo dấu ấn trên thị trường mà còn giúp xây dựng lòng tin và giá trị dài hạn cho doanh nghiệp.

Nếu bạn cần hỗ trợ trong việc lựa chọn hoặc đăng ký nhãn hiệu, Mark Dealer luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong mọi bước đi quan trọng này.

Chia sẻ tới bạn bè và gia đình
Zalo