Nhiều doanh nghiệp hiện nay thường nhầm lẫn trong việc sử dụng các hoạt động môi giới nhẫn hiệu, dẫn đến việc không xác định đúng bản chất mối quan hệ với bên trung gian và không đáp ứng được nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. Để làm rõ, trong bài viết sau đây Mark Dealer sẽ so sánh hoạt động môi giới nhãn hiệu với hoạt động uỷ thác mua bán nhãn hiệu. Từ đó, giúp doanh nghiệp hiểu rõ bản chất của hoạt động môi giới nhãn hiệu và lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu của mình.
Khái niệm môi giới nhãn hiệu và uỷ thác mua bán nhãn hiệu
Môi giới nhãn hiệu
Môi giới nhãn hiệu là một hoạt động hợp pháp, theo đó một bên sẽ đóng vai trò trung gian (gọi là bên môi giới) giúp các bên liên quan đến việc mua bán nhãn hiệu, cung cấp dịch vụ (gọi là bên được môi giới) thực hiện các cuộc đàm phán và ký kết hợp đồng mua bán nhãn hiệu và bên môi giới sẽ nhận thù lao dựa trên hợp đồng môi giới.
Uỷ thác mua bán nhãn hiệu
Ủy thác mua bán nhãn hiệu là một hoạt động thương mại, trong đó bên nhận ủy thác tiến hành mua bán nhãn hiệu dưới danh nghĩa của mình, theo các điều kiện đã được thỏa thuận với bên ủy thác, và sẽ nhận được thù lao cho dịch vụ này.
So sánh vai trò của bên môi giới nhãn hiệu với uỷ thác mua bán nhãn hiệu
Bên môi giới nhãn hiệu đóng vai trò kết nối hỗ trợ đàm phán, tạo điều kiện để người mua và người bán nhãn hiệu đi đến thoả thuận, làm trung gian trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng; không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên, không đứng tên trong hợp đồng mua bán nhãn hiệu trừ khi có sự ủy quyền.
Trong khi đó, bên nhận uỷ thác nhãn hiệu sẽ tiến hành hoạt động mua bán nhãn hiệu cho bên uỷ thác. Bên nhận ủy thác đứng tên trong hợp đồng mua bán nhãn hiệu và thực hiện các thủ tục liên quan đến chuyển nhượng nhãn hiệu.
Vấn đề trách nhiệm pháp lý
Khi tham gia môi giới nhãn hiệu, bên môi giới sẽ hoạt động với danh nghĩa của chính mình, hoàn toàn không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào trong các bên được môi giới nhãn hiệu. Bên môi giới nhãn hiệu có trách nhiệm đảm bảo tư cách pháp lý của bên được môi giới nhãn hiệu, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của bên đó.
Trái lại, khi tham gia uỷ thác mua bán nhãn hiệu, bên nhận uỷ thác mua bán nhãn hiệu sẽ hoạt động với danh nghĩa của chính mình và đại diện cho quyền lợi của bên uỷ thác mua bán nhãn hiệu. Bên nhận ủy thác nhãn hiệu phải chịu trách nhiệm liên đới về các hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác nhãn hiệu nếu những hành vi vi phạm đó một phần xuất phát từ lỗi của mình.
Hình thức hợp đồng
Hợp đồng môi giới nhãn hiệu không nhất thiết phải lập thành văn bản. Trong khi đó, hợp đồng mua bán nhãn hiệu phải được lập thành văn bản hoặc lập bằng các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, sự khác biệt quan trọng giữa hoạt động môi giới nhãn hiệu và hoạt động ủy thác mua bán nhãn hiệu nằm ở mức độ tham gia vào việc thực hiện hợp đồng, giao dịch giữa các bên. Trong hoạt động môi giới nhãn hiệu, bên môi giới không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Ngược lại, trong hoạt động ủy thác mua bán nhãn hiệu, bên nhận ủy thác tham gia vào việc mua bán nhãn hiệu với bên thứ ba dưới danh nghĩa của chính mình.
Xem thêm : Hướng dẫn chuyển nhượng đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp
Trên đây là sự so sánh giữa hoạt động môi giới nhãn hiệu và hoạt động ủy thác mua bán nhãn hiệu. Hiểu rõ sự khác biệt giữa các hoạt động trung gian này giúp các chủ thể kinh doanh xác định đúng bản chất mối quan hệ với bên trung gian, đảm bảo lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu của mình. Ngoài ra, nếu đang tìm đơn vị môi giới nhãn hiệu uy tín, hãy liên hệ với Mark Dealer theo số Hotline 077 780 8888 hoặc để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!