Khi kinh doanh thường không thể tránh khỏi những tranh chấp xảy ra. Và giao dịch nhượng quyền thương hiệu cũng không ngoại lệ. Cùng tìm hiểu các loại tranh chấp trong nhượng quyền thương hiệu thường gặp nhé!
Các loại tranh chấp trong nhượng quyền thương hiệu
1.1 Tranh chấp về hiệu lực hợp đồng
Các điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền không phù hợp dẫn đến hợp đồng vô hiệu, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp có thể kể đến:
1.1.1 Thương hiệu nhượng quyền không đủ điều kiện
Do thương hiệu nhượng quyền không đạt điều kiện đi vào vận hành kinh doanh ít nhất 1 năm trước khi tham gia vào quan hệ nhượng quyền, không đăng ký hoạt động nhượng quyền theo quy định pháp luật.
1.1.2 Nội dung hợp đồng
Nội dung hợp đồng mà các bên ký kết chứa điều cấm của pháp luật hoặc vi phạm đạo đức xã hội.
1.1.3 Vi phạm về chủ thể
Chủ thể giao kết hợp đồng không đúng thẩm quyền hoặc có hành vi lừa dối, ví dụ như chủ thể giao kết hợp đồng không phải là người đại diện theo pháp luật, không có thẩm quyền ký kết,…
1.2 Tranh chấp về các vấn đề liên quan đến giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán
Trong hoạt động kinh doanh có rất nhiều các khoản phí phức tập và mối liên hệ với nhau nên dễ phát sinh mâu thuẫn.
1.2.1 Phí nhượng quyền ban đầu
Những khoản phí không hoàn lại và thanh toán một lần khi bắt đầu thực hiện hợp đồng nhượng quyền.
1.2.2 Phí thường xuyên
Là tiền thuê thương hiệu được tính cụ thể theo tổng doanh thu, tỷ lệ thường sẽ do các bên thỏa thuận;
1.2.3 Chi phí phát sinh
Phí định kỳ dưới hình thức quỹ quảng cáo và xúc tiến hợp tác quốc gia;
Các khoản phí khác như doanh thu bán sản phẩm, phí tư vấn, phí kiểm toán,…
1.3 Tranh chấp về sở hữu trí tuệ và điều khoản chống cạnh tranh
Bên thương hiệu nhượng quyền đã trao quyền sử dụng đối với các sản phẩm trí tuệ cho đơn vị nhượng quyền.
Tuy nhiên, điều này không được thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, không quy định rõ các điều khoản về bí mật thông tin, chống cạnh tranh cũng là nguyên nhân phát sinh tranh chấp.
1.4 Tranh chấp về việc kiểm soát chất lượng sử dụng quyền và tính nhất quán của quyền được nhượng quyền
Hợp đồng nhượng quyền cần có đầy đủ quy định về quyền kiểm soát chất lượng toàn bộ hệ thống. Điều này thể hiện dưới dạng ràng buộc về nguồn cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu và thông số kỹ thuật nghiêm ngặt.
1.5 Tranh chấp liên quan đến vấn đề thời hạn, gia hạn và chấm dứt hợp đồng
Thời gian gia hạn, chấm dứt hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp một trong các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng thì sẽ thực hiện việc thanh toán quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm bồi thường nếu có thiệt hại xảy ra nên dễ dẫn đến xung đột.
1.6 Tranh chấp về chuyển nhượng quyền cho bên thứ ba
Bên nhận nhượng quyền chỉ được nhượng quyền lại cho bên thứ ba (bên nhận lại quyền) nếu được sự chấp thuận của bên nhượng quyền do việc chuyển giao quyền thương mại cho bên thứ ba có tác động trực tiếp tới hoạt động nhượng quyền thương mại của thương hiệu nhượng quyền nên dễ phát sinh mâu thuẫn giữa các bên.
2. Cách giải quyết tranh chấp trong nhượng quyền thương hiệu
2.1 Thương lượng giữa các bên
Các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng cách cùng nhau thỏa thuận về các vấn đề mâu thuẫn một cách tự nguyện mà không cần có sự trợ giúp của bên thứ ba.
2.2 Hoà giải
Trong trường hợp các bên không tự thỏa thuận được phương án thống nhất thì có thể nhờ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải để giải quyết.
2.3 Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.
Xem thêm: Khi nào được đơn phương chấm dứt nhượng quyền nhãn hiệu?
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về những tranh chấp trong nhượng quyền thương hiệu thường gặp nhất, cũng như hướng giải quyết khi có tranh chấp. Nếu còn thông tin nào chưa rõ, bạn hãy nhanh chóng bình luận để chúng tôi giải đáp ngay nhé!